Việt Nam nhập khẩu 2 triệu tấn giấy mỗi năm

giấy nhập khẩu chất lượng cao
Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành giấy. Tuy nhiên Việt Nam đang phải nhập khẩu tới 2 triệu tấn giấy mỗi năm.
giay nhap khau
Đây là nội dung được đưa ra bàn luận sôi nổi tại Hội thảo ngành sản xuất giấy Việt Nam: Giải pháp chính sách hướng tới phát triển bền vững, do Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA) phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ngày 16/10.

Tiềm năng phát triển lớn

Trình bày tham luận tại hội thảo, ông Phan Chí Dũng – nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương cho hay, ngành giấy Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, mức tăng trưởng bình quân đạt tới 16% trong giai đoạn 2007 – 2017.

Hiện nay nhu cầu giấy tăng 8 – 10%/năm, trong đó nhu cầu giấy bao bì tăng khoảng 15%/năm. Theo thống kê, ngành giấy đóng góp khoảng 1,5% giá trị GDP, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ (USD).

Còn theo số liệu của Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, tốc độ tăng trưởng các loại giấy rất lớn, như năng lực sản xuất tăng 29,7%, tiêu dùng tăng 10,5%, sản xuất tăng 22,5%, nhập khẩu tăng 6,6%, xuất khẩu tăng 79,3%…

Theo thống kê hiện có 1 doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty Giấy Việt Nam và 300 công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI. Trong đó đa phần là các doanh nghiệp quy mô sản xuất nhỏ dưới 100 nghìn tấn/năm, có chưa đến 20 doanh nghiệp sản xuất quy mô trên 100 nghìn tấn/năm.

Cần quản lý tốt khâu nhập khẩu nguyên liệu làm giấy

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đánh giá, tuy có tiềm năng rất lớn như vậy nhưng Việt Nam đang phải nhập khẩu tới 2 triệu tấn giấy mỗi năm. 70% sản lượng giấy của nước ta sản xuất từ nguyên liệu là giấy phế liệu. Trong đó chỉ gần 40% được thu gom trong nước, còn lại phải nhập khẩu.

“Đối với các doanh nghiệp tái chế giấy chuyên nghiệp, có năng lực tái chế tốt như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, họ rất cần nguồn nguyên liệu giấy và rõ ràng nhập khẩu là một giải pháp bắt buộc trong bối cảnh trong nước không đủ nguyên liệu sản xuất” – ông Dũng cho hay.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, bất cứ doanh nghiệp giấy nào khi sử dụng phế liệu hoặc nguồn nguyên liệu nào khác, nhập khẩu hay thu mua trong nước để sản xuất đều có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp quản lý tốt.

Đặc biệt, đã có ý kiến quan ngại về việc nhập khẩu phế liệu sẽ biến Việt Nam trở thành bãi rác. Song, theo ông Dũng, điều này chỉ đúng khi nguyên liệu nhập về không phục vụ cho bất cứ hoạt động sản xuất nào, còn khi đã là nguyên liệu sản xuất quan trọng, lại là mặt hàng được giao dịch toàn cầu thì cần cẩn trọng xem xét.

Ngoài ra, một trong những vấn đề được đưa ra bàn luận sôi nổi tại hội thảo đó là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam.

Theo đánh giá của ông Dũng, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta đang rất yếu so với thế giới. Đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, chất lướng ản phẩm chưa cao, nguyên liệu nhập khẩu lớn với mức giá ngày càng tăng cao…Do đó, nền xuất khẩu giấy đầy chật vật, vất vả, đó là chưa kể đến chúng ta bị giấy ngoại chiếm lĩnh thị phần ngay tại “sân nhà”, bị doanh nghiệp FDI lấn át.

Bàn về dự thảo sửa đổi Quyết định 73/2014/QĐ-TTg quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, các chuyên gia và doanh nghiệp chia sẻ, việc siết chặt quản lý phế liệu này là cần thiết vì đã có một số doanh nghiệp lợi dụng những kẽ hở trong quản lý nhập khẩu phế liệu cho sản xuất để nhập “rác”, gây ô nhiễm môi trường.

Về vấn đề này, theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế (VCCI), Việt Nam cần tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu của các nước khác, tham chiếu với tình hình và nhu cầu trong nước để đưa ra chính sách vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển../.

 

0912 01 92 99