Kiểm tra chất lượng khăn giấy và giấy vệ sinh nhập khẩu
rong số những sản phẩm giấy, khăn giấy và giấy vệ sinh là những mặt hàng tiêu dùng hằng ngày, tác động trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng.
Nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm giấy tissue và khăn giấy, Bộ Công Thương đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BCT kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BCT. Để hợp thức hóa hoạt động sản xuất kinh và doanh khăn giấy, giấy vệ sinh doanh nghiệp cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy (CNHQ) và công bố hợp quy lên Sở Công Thương địa phương cho sản phẩm của mình.
Như vậy, tất cả các sản phẩm giấy vệ sinh và khăn giấy nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu, chứng nhận hợp quy để hoàn tất thủ tục thông quan hàng hóa và lưu thông trên thị trường.
Khăn giấy và giấy vệ sinh nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
Chứng nhận hợp quy giấy nhập khẩu cần thực hiện như thế nào?
Với các đơn vị nhập khẩu để tiêu thụ hoặc trực tiếp sử dụng Khăn giấy, giấy vệ sinh cần đăng ký kiểm tra chất lượng khăn giấy và giấy vệ sinh nhập khẩu với tổ chức chứng nhận được chỉ định trực tiếp bởi Bộ Công Thương.
Hình thức chứng nhận theo Phương thức 7 (quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN), đăng ký chứng nhận theo từng lô hàng. Chứng chỉ hợp quy sẽ chỉ có giá trị cho một lô hàng cụ thể, được giới hạn theo phạm vi trên bộ hồ sơ mua bán.
Sau khi doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp quy tại đây, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành khảo sát, kiểm tra, đánh giá lô hàng dựa trên bộ hồ sơ nhập khẩu của hàng hóa và lấy mẫu thử nghiệm theo quy định.
Căn cứ trên kết quả thử nghiệm, tổ chức chứng nhận sẽ cấp bộ hồ sơ hợp quy cho lô hàng để doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thông quan, lưu thông sản phẩm ra thị trường.
Quy trình thực hiện kiểm tra chất lượng khăn giấy và giấy vệ sinh nhập khẩu như thế nào?
B1: Đăng ký kiểm tra chất lượng khăn giấy và giấy vệ sinh nhập khẩu
Doanh nghiệp gửi hồ sơ nhập khẩu, đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa cho tổ chức chứng nhận (được chỉ định của Bộ Công Thương), gồm:
– Bộ hồ sơ nhập khẩu: Hợp đồng (contract), hóa đơn (invoice), vận đơn (bill of landing), Tờ khai hải quan (có thể bổ sung sau), Phiếu danh mục hàng hóa (packing list), CO (nếu có), CQ (nếu có);
– Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy: Bản đăng ký chứng nhận hợp quy, Công văn giải tỏa hàng hóa theo mẫu quy định. Tổ chức chứng nhận sẽ đóng dấu xác nhận lên hồ sơ đăng ký.
Sau bước này doanh nghiệp có thể nhận lại hồ sơ và nộp cho cơ quan hải quan để giải tỏa hàng hóa và đưa về bảo quản tại kho.
B2: Thực hiện chứng nhận hợp quy
– Tổ chức chứng nhận hợp quy tiến hành đánh giá thực tế lô hàng, lấy mẫu và niêm phong mẫu;
– Doanh nghiệp gửi mẫu về phòng thử nghiệm được chỉ định.
B3: Xuất hồ sơ, chứng chỉ hợp quy
Căn cứ trên kết quả thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy ra hồ sơ hợp quy lô hàng hóa, bàn giao lại cho doanh nghiệp.
B4: Doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp quy, công bố hợp quy để lưu thông hàng hóa
Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ hợp quy cho cơ quan hải quan (trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm hàng hóa về cảng) và công bố hợp quy lên Sở Công Thương để chính thức lưu thông hàng hóa ra thị trường.