Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn của cả nước về giấy in, giấy viết và bao bì giấy… Ngành công nghiệp giấy tại Bắc Ninh tập chung chủ yếu ở Dương Ổ, Phong Khê, Bắc Ninh có nhiều tiềm năng phát triển với quy mô sản phẩm giấy vệ sinh giấy ăn giáy lụa cùng một số loại giấy khác nhục vụ nhiều mục đích đang dạng khác nhau và bao bì giấy các loại đạt 100.000 ngàn tấn/năm… đáp ứng được trên 20% thị phần trong cả nước. Hiện nay, ngành công nghiệp này đang mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, tạo nguồn nguyên liệu… từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất giấy trong nước.
Tái cấu trúc lại ngành công nghiệp giấy
Tại Bắc Ninh là địa phương định hướng phát triển đồng bộ và bài bản. Công ty Cường Thịnh là một trong những doanh nghiệp (DN) nhập khẩu bột giấy cũng như đơn vị có quy mô sản xuất giấy thô cuộn lớn trong địa bàn Bắc Ninh và các tỉnh phía Bắc. Cùng một số DN khác thúc đẩy quá trình sản xuất chuyên môn hóa các quy trình sản xuất giấy bàn bản và hiệu quả. Công ty có lượng sản phẩm lớn, sản xuất và cung ứng một khối lượng giấy chiếm trên 20% thị phần cả nước, nhất là loại giấy duplex giấy in , giấy bao bì, báo, giấy gói hàng…
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây ngành công nghiệp giấy ngày càng bị sụt giảm về sản lượng và giá trị. Đơn cử, giá trị sản xuất công nghiệp ngành giấy trên địa bàn năm 2010 chỉ đạt 2.340 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành giai đoạn 2006 – 2010 là 12,1%/năm, bằng 2,3% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Sản lượng giấy thành phẩm giảm mạnh qua các năm. Năm 2010 đạt 129.189 tấn, giảm 3.626 tấn so với năm 2006.
Nguyên nhân, hầu hết các nhà máy giấy trên địa bàn tỉnh còn sử dụng dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu nên hiệu quả sản xuất còn hạn chế. Bên cạnh đó, sản xuất giấy là một trong các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường cao, sử dụng lượng nước rất lớn, thông thường sử dụng từ 30 – 100m3 nước để sản xuất ra 1 tấn giấy nếu thiết bị sản xuất công nghệ lạc hậu (từ 5 – 7m3 nước/tấn giấy nếu thiết bị sản xuất tiên tiến). Do đó, vấn đề ô nhiễm nước thải tại các nhà máy giấy đang được quan tâm.
Trước tình hình đó, các DN ngành giấy đã mạnh dạn tái cấu trúc bộ máy, đầu tư dây chuyền sản xuất mới thay thế. Công ty đã đầu tư dự án nhà máy Bột giấy và Giấy thô phụ vụ nhu cầu chế biến thành phẩm các loại giấy vệ sinh giấy lụa chất lượng…
Quy hoạch vùng nguyên liệu
Để tạo bước đi bền vững trong ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam, Nhiều công ty đã mạnh dạn đầu tư từng bước khép kín từ phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng nhằm bảo đảm nguồn bột giấy tự sản xuất cho đến nhập công nghệ mới nhằm tăng nhanh sản lượng cũng như chất lượng giấy. Nhiều công ty có trên 22.000ha rừng trồng nguyên liệu và còn được quy hoạch hơn 100.000ha rừng trồng tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung cùng nhiều tỉnh ở nhiều địa phương trên cả nước. Diện tích trồng rừng đạt trên 10.150ha và đã khai thác gỗ rừng trồng nguyên liệu trên 524.000m3.
Định hướng phát triển của ngành giấy trong thời gian tới là duy trì và cải tiến các sản phẩm đã có thương hiệu, phát triển thêm các sản phẩm giấy cao cấp… tăng mức chủ động về nguồn nguyên liệu, liên doanh, liên kết, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngành tiếp tục đầu tư chiều sâu, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm; duy trì năng lực sản xuất ở mức độ cao để đáp ứng nhu cầu trong nước; tập trung đầu tư dứt điểm các dự án đã được phê duyệt để huy động kịp thời năng lực sản xuất; đầu tư nâng cấp chất lượng các mặt hàng đang giữ thị phần để nâng cao tính cạnh tranh với hàng nhập khẩu; nghiên cứu sử dụng đa dạng nguyên liệu, đặc biệt là cây thân thảo, phế liệu nông nghiệp, giấy thải các loại. Ngành ưu tiên đưa vào sử dụng giải pháp công nghệ sạch, giải quyết tồn tại về ô nhiễm, giảm thiểu chất thải môi trường; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển đối với các lĩnh vực tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, xác định thêm các loài, giống cây có năng suất và chất lượng bột giấy cao để sản xuất giấy đạt hiệu quả cao nhất.