Việt Nam: Phát triển nhanh giấy tissue từ qui mô nhỏ

Dân số đông kết hợp với sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế như cho chúng ta thấy được một tương lai tốt đẹp của việc kinh doanh giấy tissue ở Việt Nam

Hugh O’Brian

Đối với những người chưa theo sát kinh tế Việt Nam, họ nghĩ rằng nước này còn lạc hậu sau chiến tranh. Nhìn chung, Việt Nam là một nước nghèo thu nhập bình quân trên đầu người chỉ khoảng 2,500 USD, nhưng đất nước này đang trên đà phát triển nhanh và nền kinh tế sắp có sự thay đổi mạnh mẽ. Với 87 triệu dân, đất nước này có dân số đứng thứ 13 trên thế giới và tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 6-8% trong suốt 5 năm qua.

Perini Journal đã ghé thăm Việt Nam gần đây và có một số nhận định về ngành công nghiệp giấy và giấy tissue. Những gì mà chúng tôi nhìn thấy là sự tiêu dùng giấy tissue khá thầm lặng và ở mức rất thấp, nhưng tốc độ đầu tư cho ngành ngày càng tăng lên. Đã có hai công nghệ sản xuất giấy tissue mới và hiện đại trong những công nghệ  second hand. Nó đã bắt đầu trong năm 2009- 2010. Với nền kinh tế đang phát triển, sự tiêu dùng giấy tissue trên đầu người cũng ngày càng tăng, nhu cầu các loại giấy tissue cao cấp cũng vượt xa mức cung cấp.

Thị trường bán lẻ đáng kinh ngạc. Sự thật là thị trường bán lẻ tại Việt Nam ở mức độ cao. Nó thật sự trở nên cần thiết, đơn giản thôi bạn đón 1 chiếc taxi từ sân bay Nội Bài để đi vào trung tâm thành phố. Khi bạn đi sâu vào thành phố, bạn sẽ thấy những cửa hàng san sát nhau, bán đủ mọi thứ đặc trưng. Xe đạp, quần áo, xe máy, thức ăn, linh kiện phụ tùng, thuốc lá, nón bảo hiểm, hộp, gỗ, giấy, trang sức, đồ chơi …. Họ sắp xếp mọi thứ ra vừa đủ xa để bạn có thể thấy.

Theo lời của tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo, Hội trưởng Hội liên hiệp Giấy và Bột giấy Việt Nam ( VPPA). “Mỗi ngôi nhà là 1 cửa hàng ở đất nước này,” “ nhưng, khi nền kinh tế phát triển, chúng ta sẽ thấy có những biến đổi bắt đầu từ nơi này. Ngày nay, những shop nhỏ này vẫn có sự quan trọng nhất cho phân phối, những cơ sở lớn hơn đang bắt đầu tiến vào thị trường. Hiện tại siêu thị như là một nơi buôn bán những mặt hàng xa xỉ. Tuy nhiên, trong một số nước phát triển khác, chúng ta thấy được rằng chúng đã nhanh chống trở nên quan trọng hơn.

Sự tiêu dùng giấy tissue thấp hơn 1kg trên đầu người. VPPA  nhận định tổng tiêu dùng giấy tissue tại Việt Nam được ước tính khoản 70,000 tấn trong 2010. Điều này tăng lên khoảng 0.8 kg trên một người một năm. Nó thật sự là mức thấp khó tin khi so sánh với USA là 24 kg, tây Âu là 15kg và Trung Quốc là 3kg.

Nhu cầu cho sản phẩm tissue ở việt Nam là rất cao, khi mà ta đối chiếu với lượng cung. Tiến sĩ Bảo nói rằng, mức tiêu dùng tăng 15-20% năm cao hơn so với nhiều năm trước. Phân loại theo cấu trúc thì cơ bản giấy tissue có giấy loại A, B, C, D, E và F. Loại A tất nhiên là nhãn hàng tốt nhất như Pulppy từ New Toyo, Bless You từ Saigon Paper và Waterstilk từ Sông Đuống.

Theo giải thích của Dr. Bảo “có rất nhiều nhãn hiệu” “ và rồi có rất nhiều sản phẩm khác. Chúng ta có thêm khoản một triệu thương hiệu nhỏ khác. Nó giống như nấm mọc sau mưa”.

Vận chuyển là một thách thức. Để liên kết tất cả các đại lý bán lẻ lại, thì phân phối là một thách thức khác cho thị trường sản phẩm giấy tissue. Việt Nam là một nước rất dài, chiều dài giống nhưng khoảng cách từ Copenhagen đến Madrid, hoặc như là toàn bộ bờ biển phía tây nước Mỹ, từ Seattle đến San Diego. Như vậy là có một khoảng cách lớn cho việc phân phối sản phẩm cả nước. Thêm vào đó, các thành phố thì rất đông đúc, như thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 9 triệu người và Hà Nội khoảng 7 triệu.

Những chiếc xe gắn máy là phương tiện giao thông chính ở Việt Nam. Chúng có ở mọi nơi, và nó được sử dụng rộng rãi. Bạn sẽ thấy mọi thứ, bao gồm cả việc chuyên chở xác thịt lợn. Xe gắn máy được chất lên thành đống với  trái cây, rau củ, gà, báo giấy, sản phẩm đống hộp, cuộn giấy tissue và các thứ khác, họ liên kết lại với nhau theo cách của họ xuyên qua sự hổn độn và đáng sợ của giao thông ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Hoan nghênh đầu tư nước ngoài. Ngay bây giờ, Dr. Bảo nói, có 4 nhà máy giấy ở Việt Nam được đứng sau bởi các nhà đầu tư nước ngoài. 2 trong số chúng là giấy tissue và 2 của giấy bìa và giấy bao gói, thứ nhất trong giấy tissue là New Toyo and Pulppy Corelex. Trong giấy bao gói, hoạt động nhờ vào những nhà đầu tư nước ngoài là Nine Dragon/ Cheng Yang and Vinakraft, được đầu tư bởi SCG Paper của Thailand and Rengo của Janpan

Dr. Bảo nói “Trong số những nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam nói chung như là diện tích rừng tăng, kinh tế phát triển tốt. Nó thúc đẩy sản xuất nhiều hơn và năng cao tiêu chuẩn sống, tác động đến đại bộ phận giới trẻ. Sự tăng tiêu dùng trong giấy tissue là điều mong đợi. Nhưng tài chính là một thách thức Dr. Bảo nói “chúng tôi cần nguồn vốn nước ngoài vào việc thực hiện mở rộng đầu tư. Nó thì cần thiết cho một bước nhảy lớn trong kích thước và qui mô sản xuất.

Một số từ khóa cho các công ty giấy tissue ở Việt Nam

Phía bắc

Pulppy Corelex. Cách Hà Nội 40km, đây là một hình thức công ty liên danh mới  giữa San- EiRegulator ( Janpan); và New Toyo International (Singapore).

Công nghệ A.Celli hiện đại với năng suất 30,000 tpy. Nó hoạt động vào tháng 6 năm 2009, tốc độ tối đa 2000m/ phút. Nguyên liệu chỉ là xơ sợi tái chế, với dây chuyền DIP và chuẩn bị bột nhập từ San-Ei Regulator.

Giấy tissue định lượng từ 12 đến 45 gsm và định lượng là điều chính yếu của cuộn Jumbo cho sản phẩm giấy vệ sinh, khăn giấy, tả lót, Ông Masahiro Takamatsu tổng giám đốc Pulppy Corelex (Vietnam) giải thích “ Hiện tại sản phẩm chính của chúng ta là cuộn Jumbo dùng cho xuất khẩu. Chúng ta cũng cải biến thành công sản phẩm OEM cho New Toyo Pulppy, nó là một công ty phụ thuộc vào cổ đông của chúng tôi. New Toyo International.”

Cùng với tốc độ phát triển của thị trường, chúng ta không biết thực ra nó là gì, nhưng chúng ta tin rằng tiêu dùng sẽ mở rộng ra trong vài năm nữa. Tất nhiên nó không lớn ngay ở Việt Nam. Nhưng ví dụ như INAX, hãng sản xuất giấy vệ sinh nổi tiếng ở Nhật Bản, đã thành lập 5 nhà máy mới ở Việt Nam trong năm nay. Điều này có nghĩa là mặt bằng giấy vệ sinh thì đang trở nên phổ biến hơn ở thị trường Việt Nam.

Sông Đuống. Chủ của thương hiệu Watersilk, cách Hà Nội  khoảng 10 km, nhà máy này có năng suất 20,000 tpy. PM từ Hansol, Hàn Quốc, tốc độ khoảng 700m/ phút. Nhà máy này thuộc sở hữu của hiệp hội giấy Việt Nam, nó cũng là sở hữu của nhà máy giấy Bãi Bằng. Nguyên liệu là bột gỗ nhập khẩu cộng với bột nguyên chất từ nhà máy Bãi Bằng. Một  dây chuyền DIP mới cho  20,000 tấn /năm từ Comer bắt đầu chạy ở Sông Đuống vào năm 2010 và kế hoach sẽ bán khoảng 12,000 tấn và tồn trữ ở nhà máy 8,000 tấn. Xa hơn nữa là mở rộng năng suất nhà máy giấy tissue 20,000 tấn/ năm đang được xem xét và nhiều khả năng nó được đặt tại Bãi Bằng cách Hà Nội khoảng 120 km.

Ông Nguyễn Văn Quân, tổng giám đốc ở Sông Đuống nói rằng ông tin rằng thị trường giấy tissue thì đang tăng trưởng xung quanh mức 20% một năm. “ chúng tôi không có số liệu chính xác hoặc thống kê thị trường trên sự tăng trưởng này, chúng tôi chỉ cảm nhận như thế. Thách thức cho chúng tôi lúc này là thay đổi thị trường tiêu thụ. Nếu tôi có sự cố về sản xuất hoặc là kỹ thuật thì rất đơn giản tôi có thể gọi đến các chuyên gia để sửa nó. Nhưng đối với thị trường thì nó rắc rối và thách thức hơn nhiều. Những mắc xích lớn này thì đang kéo đến và chúng ta sẽ phải nhìn ra những thay đổi gì mang đến cho chúng ta.”

Diana Paper JSC. Nhà máy giấy tissue đầu tiên cho sự cãi biến giấy tissue và giấy vệ sinh. Vị trí nằm trên mảnh đất rộng 10 ha thuộc tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội Khoảng 30km về hướng tây, nơi đây được nhà máy giấy tissue Overmeccanica mua lại và bắt đầu hoạt động trong năm 2010, với năng suất khoảng 20,000 tpy. Sử dụng nguyên liệu là bột khử mực với dây chuyền mới của Andritz. Chi phí dự án ước tính khoảng 20.000.000 USD

Trúc Bạch; có thương hiệu là Trúc Bạch, vị trí nhà máy cách Hà Nội 10 km, năng suất 3,000 tpy từ 2 máy nhỏ, một cái nhập về từ Trung Quốc năm 2003 và cái thứ hai thì đang được xây dựng bởi chính nhà máy và bắt đầu hoạt động trong năm 2009. Nguyên liệu là bột nhập nguyên thủy, giấy tissue đứt kết hợp với bột DIP sản xuất trên dây chuyền Trung Quốc. Ông Lê Quang Hùng, nói “ Năng suất thấp chúng ta cần mua thêm trang thiết bị mới để mở rộng quy mô nhưng chúng ta cũng cần huy động nguồn lực tài chính. Bởi vậy chúng tôi đang mong chờ vào các nhà đầu tư nước ngoài.

Miền nam

New Toyo Pulppy. Cách 70 km từ thành phố Hồ Chí Minh ( Sài gòn) thuộc khu công nghiệp Việt Nam Singapore, tỉnh Bình Dương. New Toyo Pulppy có 2 hai nhà máy sản xuất giấy tissue và bắt đầu hoạt động vào năm 2000. Hiện tại, tổng năng suất nhà máy khoảng 30,000 tpy. Chiều rộng băng giấy là 3.3 m và chạy với tốc độ 500 mpm. Nó bị tạm ngưng trong năm 2009 vì có sự cố lớn và phải cắt giảm việc sản xuất một cách đột ngột.

Trong khi New Toyo đang xem xét việc năng cao năng suất ở khu vực Hà Nội thay thế cho việc đi một mình. Nó quyết định liên doanh và trở thành Pulpy Corelex như giới thiệu bên trên.

Công ty cổ phần giấy sài Gòn. 70 km từ thành phố HCM, công ty này đang tiến hành một cuộc mở rộng quy mô lớn với vốn đầu tư 100,000,000 USD. Nó bao gồm 3 máy giấy, một máy sản xuất giấy tissue. Một máy mới của Andritz nó sẽ đi vào hoạt đông khoảng cuối năm 2010, dây chuyền DIP của Kadant và chuẩn bị bột cho dây chuyền. Hiện tại công ty này có 10 máy tissue nhỏ tổng năng suất 55tpd. Sau đây là thông tin về công ty giấy Sài Gòn

Công ty cổ phần giấy sài gòn thực hiện đầu tư lớn cho tương lai

Giấy Sài Gòn bước vào việc kinh doanh giấy bằng con đường rất quanh co. Ông chủ Cao Tiến Vị bắt đầu từ một công ty vận chuyển nhỏ. Gồm một đội xe 3 bánh thực hiệp việc thu gom giấy phế liệu. Từ công ty vận chuyển này ông thực hiện một bước nhảy thực sự là chuyển sang kinh doanh giấy phế liệu. Lúc bấy giờ nó trở thành công ty thu gom giấy phế liệu lớn nhất miền nam Việt Nam, với 12 kho hàng và nhiều vựa thu gom rộng khắp một vùng.

Sau khi củng cố việc kinh doanh trơng lĩnh vực giấy phế liệu, công ty quết định đi vào sản xuất giấy và trong năm 1997 xưởng giấy Sài Gòn được hình thành. Xưởng sản xuất với qui mô nhỏ, vận hành  với khoảng 15 người công nhân. Vốn đầu tư lớn đầu tiên trong sản xuất giấy đến trong năm 2003, khi đó tên công ty đổi thành công ty cổ phần giấy Sài Gòn ( SGP) và nó đặt ở khu công nghiệp Mỹ Xuân cách  Sài Gòn khoảng 1,5 giờ. Dự án này có vốn đầu tư là 30 triệu USD và được biết như nhà máy giấy Mỹ Xuân 1, nó bao gồm cả máy sản xuất giấy tissue, giấy lớp mặt và giấy lớp sóng. Ngày nay nhà máy vận hành với 10 máy nhỏ năng suất trung bình là 55tpd, tương tự như vậy có 3 máy sản xuất giấy lớp mặt và giấy lớp sóng cho hộp carton. Máy giấy tissue bao gồm 9 cái nhỏ xíu của Trung Quốc và một cái lớn hơn của Nhật Bản. Cơ cấu chuyển giao giấy trên trục cuộn và gỗ đoạn rất đơn giản. Giấy bao gói thì được thực hiện bằng tay.

Chủ đầu tư cho dự án là một người Đức. David Maier, ông có có 40 năm kinh nghiệm trong ngành giấy, ông có hơn 1 thập niên làm việc cho dự án giấy ở Việt Nam. Ông đến với giấy Sài Gòn vào năm 2003 khi mà ông Vị thuê ông về vận hành cho dự án Mỹ Xuân 1. Trước khi đến với giấy Sài Gòn ông từng làm việc 3,5 năm ở New Toyo Pulppy nơi mà ông cố vấn cho việc xây dựng và  nằm trong hội đồng ủy ban của nhà máy đó.

Sau khi trải qua những thành công ở dự án Mỹ Xuân 1, công ty giấy sài gòn quyết định mở rộng nhà máy Mỹ Xuân với vốn đầu tư khổng lồ là 110 triệu USD trong năm 2007. Nó bao gồm một máy giấy tissue mới công nghệ Andritz, một máy second hand sản xuất giấy tráng phấn nhập từ Tây Ban Nha, và một sản xuất giấy lớp sóng từ Mỹ.

Công ty đã thấy được nhu cầu của 3 sản phẩm này tăng lên rõ rệt và chúng thật sự là cần thiết trong mỗi gia đình. Máy sản xuất giấy lớp mặt sẽ được nâng cấp lên với thiết bị Clupak làm giấy bao tải rất tốt. Giấy bao tải có nhu cầu rất lớn ở Việt Nam nó được dùng như cho bao xi măng và ở thời gian này tất cả giấy bao tải đều phải nhập khẩu. Do vậy giấy sài gòn thấy được điều này và nó là một thị trường rất hấp dẫn.

Hiện tại, David Maier đang quản lí cho dự án Mỹ Xuân 2.“ chúng tôi đang có nhiều thứ ở đây” ông David nói “ chúng tôi sẽ đặt hàng máy MP4 và máy sản xuất giấy bao tải từ Mỹ, máy  PM 5 từ Tây Ban Nha và máy sản xuất giấy tissue loại mới với khổ giấy 2,8 m nhập từ Andritz ở Áo. Dự định lúc đầu cho máy giấy tissue là chúng tôi sẽ kết hợp máy mới với máy secondhand nhưng cuối cùng chúng tôi quyết định Andritz là sự lựa chọn tốt nhất.

Divid nói dự án đã phải bị trì hoản vài lần trong suốt cuộc khửng hoảng kinh tế năm 2008-2009 và khi đó ngân sách thì chặt nít cho một dự án lớn và phức tạp. Việc đặt 3 máy giấy cùng một thời gian mất khoảng 110 triệu USD. Ở đỉnh điểm này, ông nói thêm là có nhiều thứ để thực hiện ở Việt Nam thì không dễ dàng như ở một số nước khác. Dự định ban đầu là nhà máy tissue sẽ hoạt động trong tháng 10 năm 2010 vì có một vài việc nên nó có thể bị trễ hơn một ít so với kế hoạch. Vấn đề thực sự của những công ty ở Việt Nam là xây dựng một máy giấy lớn thì phải tìm người đủ năng lực để vận hành. David nói “ khi nhà máy đi vào hoạt động người vận hành ở đây chưa có những kỹ năng nhất định như ở châu Âu, Mỹ  hoặc Trung Quốc. Nó thật sự khó cho việc tìm những người có khả năng, kinh nghiệm để chạy máy. Tất nhiên là không thể làm được trong thời gian ngắn”.

Thương hiệu mạnh : Những nhà cung cấp chính ở thị trường Việt Nam là New Toyo và giấy Sài Gòn. Dẫn lời của Lưu Quý Phương phụ trách truyền thông của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn. Hai công ty này cung cấp 3 dòng sản phẩm bao chùm cả thị trường gián đoạn.

New Toyo and Saigon Paper chiếm hơn 60%  thị trường, ông Phương nói rằng với thương hiệu Watersilk của Sông Đuống đứng vị trí 3 với số lượng nhỏ hơn nhiều. Có nhiều thương hiệu nhập khẩu như Kimberly-Clark nổi tiếng của mặt hàng khăn giấy Kleenex, Cellox từ Thailand và Paseo từ Malaysia. Đây là những sản phẩm nhập nên nó giá cao và chỉ có ở những siêu thị lớn.

Chúng tôi rất chia buồn về sự ra đi đột ngột của ông David Maier sau chuyến thăm của chúng tôi. Chúng tôi gửi lời chia buồn chân thành nhất đến gia đình ông cũng như là những đồng ghiệp của ông ở công ty giấy Sài Gòn.

Dịch bởi : lam thanh [myden.lthanh@gmail.com] từ Perini Journal

0912 01 92 99