Tìm hiểu quy trình sản xuất giấy vệ sinh, phôi giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng

Quy trình sản xuất giấy vệ sinh là một quy trình nhìn đơn giản nhưng rất phức tạp. Cần lựa chọn những loại bột giấy tốt. Cần bỏ những loại tạp chất gây hại những vẫn phải đảm bảo tính thẩm mỹ. Bột giấy trắng được trải trên các băng phẳng chạy qua hơi nước nóng. Sau đó giấy sẽ trở nên mịn màng và tiếp theo sẽ chuyển đến các quận ép. Tiếp theo sẽ ghép 2 quận giấy để thành 2 quận giấy. Rồi chúng sẽ đến tay người tiêu dùng.

Quy trình sản xuất giấy vệ sinh đúng cách

Bước 1:

Đầu tiên những mẫu gỗ được đổ vào trong một thùng lớn với trục xoay được gắn mũi dao cố định như máy giặt để nghiền nhỏ những mẫu gỗ thành dạng bột mịn. Sau đó bột này được trộn trong hỗn hợp nước nóng khoảng 10 phút. Ta nhận được hỗn hợp bột giấy và loại bỏ đi những mẫu tạp chất cứng lẫn lộn trong hỗn hợp này.

Bước 2:

Hỗn hợp bột giấy này được đưa qua những phiên kim loại nặng để ép mỏng tạo thành các phiên giấy. Sau đó phiến giấy được cắt nhỏ và đem đi làm trắng. Từ màu nâu, những phiến giấy được xử lý để trở nên trắng tinh. Quá trình này nhà máy sẽ không sử dụng những hóa chất tẩy trắng độc hại.

Bước 3: 

Bột giấy trắng được trải trên các băng phẳng chạy qua hơi nước nóng. Trong vài giây sau, bột giấy trở thành những tấm giấy mịn màng. Giấy được chuyển qua các cuộn ép tạo thành hoa văn trở nên mỏng và mắt mắt hơn.

Bước 4: 

Tiếp theo 2 lớp giấy được ghép lại với nhau để tạo thành những cuộn giấy vệ sinh 2 lớp và được quấn qua một thanh dài và quấn ngược vào lõi giấy. những cuộn giấy vệ sinh này được quấn tới một kích thước phù hợp thì dừng và chuyển sang giai đoạn cắt, chia thành những cuộn nhỏ và đi vào quy trình đóng gói.

Quy trình sản xuất giấy vệ sinh đúng cách

Quy trình sản xuất giấy carton

Bước 1: Chọn giấy nguyên liệu

Khi chọn giấy nguyên liệu, bạn cần lưu ý đến nguồn gốc và định lượng của giấy.

Thông thường, người ta sẽ chọn loại giấy có định lượng cao hơn cho lớp bề mặt. Bởi đây chính là phần sẽ phải chịu tác động nhiều nhất khi sử dụng. Loại giấy thường được lựa chọn cho lớp ngoài cùng là 220 LBS – 275 LBS. Đặc biệt, với các mặt hàng xuất khẩu, thì có thể chọn lớp giấy ngoài có chất lượng tốt hơn. Có thể phủ thêm lớp bột gỗ giúp chống ẩm, chống thấm.

Tiếp theo là lớp giấy XEO (giấy ruột). Thông thường, giấy lớp ruột có định lượng từ 135 LBS – 185 LBS. Nếu muốn lớp ruột được tốt hơn, có thể chọn giấy có định lượng từ 150 LBS trở lên.

Bên cạnh đó, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu cũng là điều cần lưu ý. Lớp mặt ngoài của thùng carton thường được sử dụng loại giấy nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Còn mặt giấy ruột ở trong có thể dùng các loại giấy định lượng thấp hơn. Hoặc dùng giấy được sản xuất ngay trong nước để tiết kiệm chi phí.

Xem thêm: Chuyên bán và phân phôi giấy  nhập khẩu chất lượng

Bước 2: Chạy giấy sóng

Trong quy trình sản xuất thùng carton, hai loại giấy được sử dụng nhiều nhất là giấy carton 5 lớp và 3 lớp.

Quá trình tạo ra thùng carton 3 lớp sẽ đơn giản hơn. Chỉ cần có một đầu máy chạy giấy 2 lớp, sau đó chạy qua máy cán lớp mặt cuối cùng. Sau khi công đoạn này kết thúc sẽ tạo ra được những tấm giấy carton 3 lớp.

Để làm nên thùng carton 5 lớp sẽ phức tạp hơn một chút. Đầu tiên phải dùng 2 đầu máy chạy sóng giấy 2 lớp. Sau đó mới cho giấy chạy qua máy cán lớp sóng cuối cùng. Khi phải chạy sóng giấy 2 lớp qua 2 đầu máy rồi mới chạy qua máy cán lớp sóng cuối cùng.

Ngoài ra, cũng có thể chạy sóng để tạo ra giấy carton 2 lớp; 4 lớp; 6 lớp,… tùy vào yêu cầu của khách hàng đối với công ty sản xuất.

Đặc biệt, khi chạy giấy sóng cần hết sức chú trọng tới việc chọn sóng giấy. Điều này sẽ quyết định đến độ cứng, độ bục, độ đàn hồi của thùng carton. Các loại sóng cơ bản là: Sóng A, B, C, E hoặc AB, BC,…

Bước 3: Cắt giấy

Sau khi đã có giấy carton, cơ sở sản xuất sẽ cắt; tạo kích thước cho thùng carton giống như yêu cầu của khách hàng.

Để có thể cắt được giấy carton đúng như kích thước được yêu cầu, nhân viên kỹ thuật sẽ điều chỉnh lại các thông số trên máy chạp giấy. Sau đó, máy chạm sẽ chạy ra những tấm giấy theo đúng kích thước như đã yêu cầu.

Bạn nêm xem: Bán giấy cắt theo khổ theo yêu cầu chất lượng tại Bắc Ninh

Bước  4: In thùng giấy carton

Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất đó chính là in những thông tin của sản phẩm; doanh nghiệp lên thùng. Đây không chỉ là một cách đưa thông tin nhãn hàng tiếp cận với khách hàng nhanh chóng mà còn giúp quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mạnh mẽ hơn.

Tùy thuộc vào số lượng thùng cũng như độ phức tạp của chữ viết, hình ảnh mà cơ sở sản xuất sẽ tiến hành in thủ công hoặc in bằng máy.

Bước 5: Đóng ghim, dán keo

Khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất thùng carton là đóng ghim và dán keo. Người ta sẽ sử dụng keo hoặc ghim để gắn 2 đầu mảnh giấy carton lại, tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

Sau đó, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành đối chiếu sản phẩm với các yêu cầu của khách hàng. Khi sản phẩm đã đạt chuẩn sẽ xếp lại và giao đến cho khách.

Quy trình sản xuất giấy carton

Quy trình sản xuất giấy vở học sinh

Bước 1: Chọn nguyên liệu

Đây là một trong những công đoạn cần phải được tiến hành cẩn thận vì nó ảnh hưởng trực tiếp để chất lượng sản phẩm. Chọn được nguyên liệu tốt sẽ sản xuất ra giấy chất lượng tốt.

Bước 2: Sản xuất giấy

Trong suốt quá trình sản xuất giấy, người ta sử dụng bột màu trắng được cho vào trong huyền phủ bột giấy và sử dụng các dụng dịch tráng phấn để phủ lên bề mặt của giấy. Ngoài ra còn sử dụng các chất màu và chất phân tán khác. Huyền phủ giấy và các chất phụ gia sau khi được nghiền nhỏ trong máy xeo sẽ được gia tăng thêm các chất tạo kết dính vừa làm tăng độ bền bề mặt, vừa có khả năng chống thấm.

Tiếp sau đó giấy sẽ được xử lý trên thiết bị can láng và thiết bị xấy khô để tăng độ nhẵn bóng, độ bền chặt của giấy. Để làm bề mặt giấy được bóng đẹp và mềm mại của giấy người ta thường sử dụng các thiết bị làm chun, làm nhẵn. Cuối cùng của công đoạn sản xuất giấy là quá trình tráng phủ để giúp cho giấy bền và đẹp hơn.

Bước 3: Đóng cuộn giấy, xả cuộn giấy

Khi quá trình sản xuất giấy hoàn thành thì giấy được đóng thành cuộn giấy để tiện cho việc vận chuyển.  Mỗi cuộn có khối lượng từ 600 kg – 1 tấn tùy vào chất lượng giấy. Người ta phân thành các loại giấy như loại 1, loại 2, loại 3,…Ở tại Việt nam hiện nay gần như chưa có cơ sở sản xuất cuộn giấy nào mà đa phần là do Việt nam nhập khẩu về thông qua các công ty nhập khẩu hoặc phân phối lớn.

Quy trình sản xuất giấy vở học sinh

Quy trình sản xuất ly giấy

Bước 1: Nguyên liệu

Ly giấy an toàn với người sử dụng là ly giấy được sản xuất với nguyên liệu sạch, an toàn. Tất cả các nguyên liệu để sản xuất ra chiếc ly giấy an toàn đều được nhập từ nước ngoài, đảm bảo chất lượng tối ưu cho sức khỏe người tiêu dùng.

Nguyên liệu để làm nên chiếc ly giấy bao gồm giấy PO tinh khiết tráng thêm hai lớp PE (Poly Etylen) ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Giấy được làm từ bột gỗ và bã cây mía nên đảm bảo chất lượng vệ sinh. Giấy cũng được phân chia thành nhiều loại giấy khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng ta chia thành:

Giấy bao bì: Được sử dụng trong ngành công nghiệp, thường là các giấy tái sinh ở dạng thô từ những tạp chất có hại cho sức khỏe với đặc điểm bền và dai. Ví dụ như bao giấy xi măng, bao bì đóng gói công nghiệp,…

Giấy in: Được sử dụng rộng rãi, thường có màu trắng do được tẩy trắng bằng hóa chất nhưng có ưu điểm dai và dễ ăn mực. Ví dụ như sách, báo, tạp chí,…

Giấy PO: Được sử dụng trong ngành thực phẩm, thường có màu hơi ngả vàng vì không có dùng chất tẩy rửa. Đây là loại giấy tinh khiết, thẫm mỹ và an toàn cho sức khỏe. Ví dụ như ly giấy, hộp giấy,…

Bước 2: Công nghệ in ấn

Hiện nay có hai phương pháp in ấn hiện đại là: Flexo và Offset , sử dụng hai loại mực in:

Mực in công nghiệp: là mực dầu có chứa hàm lượng chì và các chất cặn khô cao hơn mức cho phép đối với ATVSTP. Gây hại sức khỏe nếu vô tình dùng trực tiếp.

Mực in thực phẩm: là mực nước có gốc dầu thực vật không chứa chì và đảm bảo các hàm lượng theo tiêu chuẩn ATVSTP của Bộ Y Tế. ( Ly Giấy Giá Rẻ dùng mực này để in các hình ảnh đồ họa lên thân ly. – Có bản kiểm nghiệm về các hàm lượng cặn khô và hàm lượng chì do bộ y tế kiểm tra).

Ly giấy hợp vệ sinh khi được sử dụng loại mực in thực phẩm – loại mực có gốc dầu thực vật không chứa chất chì và đảm bảo theo tiêu chuẩn ATVSTP của Bộ Y Tế.

Bước 3: Quy trình sản xuất

Để có được thành quả cuối cùng là những sản phẩm ly giấy chất lượng và an toàn, quy trình sản xuất phải trải qua 5 bước cơ bản như sau: tráng PE, in, cắt, định dạng hình dáng ly và cuối cùng là kiểm tra thành phẩm.

Bột giấy sau khi đã được sơ chế kĩ lưỡng sẽ được ép thành từng miếng dài hình chữ nhật. Sau đó, từng miếng giấy sẽ được đưa qua máy tráng PE nhằm giữ cho giấy khỏi bị ẩm ướt. Tuỳ thuộc vào kích cỡ và mục đích sử dụng mà người ta sẽ tráng PE một mặt hay hai mặt. Đối với những loại ly giấy cỡ nhỏ thì chỉ cần tráng PE một mặt là được nhưng đối với những loại ly lớn thì cần phải tráng PE hai mặt để giữ vững được cấu trúc của ly giấy khi tiếp xúc với nước.

Bước 4: Đóng gói, giao kho và lưu vận

Công nghệ đóng gói và lưu kho đối với ly giấy phải được thực hiện trên dây truyền đồng bộ được nhập khẩu từ Hàn Quốc, tuân thủ theo các quy trình sản xuất chặt chẽ để tạo ra các sản phẩm an toàn và đạt chất lượng cao. Hiện nay, các sản phẩm ly giấy cao cấp đã có mặt trên các thị trường như Mỹ, Nhật, EU…

Cùng với các quy trình hiện đại và đồng bộ, những công ty hay cơ sở sản xuất uy tín luôn đảm bảo và cam kết tạo ra các sản phẩm chất lượng, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.

Cốc giấy Chuyên cốc giấy, ly giấy

Quy trình sản xuất giấy tái chế

Bước 1: Chọn lọc giấy phế liệu

Bước đầu tiên trong quy trình tái chế giấy phế liệu là cần phải chọn lọc giấy phế liệu sạch, chất bẩn, không lẫn tạp chất, kim loại, nhựa… vì tất cả các tạp chất đó gây khó khăn khi tái chế. Nếu để chúng lẫn quá nhiều chất bẩn và không tái chế được thì sẽ có thể dùng để chế biến chúng thành phân bón hoặc giúp tận dụng nhiệt lượng qua quá trình đốt.

Tái chế giấy đảm bảo nguồn cung  và bảo vệ môi trường

Bước 2: Thu gom vận chuyển về nhà máy

Giấy phế liệu được thu mua và ép lại bằng máy ép phế liệu thành từng khuôn lớn và được chở tới các nhà máy tái chế. Nơi mà chúng sẽ được tái chế thành các loại giấy mới.

Bước 3: Tạo bột giấy và khử mực giấy

Khi hoàn tất quá trình thu gom giấy phế liệu hàng sẽ được chuyển đến nhà máy tái chế và được đưa tới dây chuyền để vào bế chứa lớn. Nơi đây có chứa nguồn nước, hóa chất để giúp đánh giấy thành bột. Giấy phế liệu sẽ được cắt thành các mảnh nhỏ và được đánh tơi để tạo nên hỗn hợp dẻo.

Tiếp theo đó bột được đưa đến lỗ, vào rãnh để sàng lọc tạp chất nhỏ như nilon và băng keo…

Tiếp theo sau chính là bước tẩy sạch và tẩy mực để loại bỏ hoàn toàn mực và dùng các loại keo dính. Tiếp theo là dùng tất cả các hóa chất như là xà phòng sục vào bột để giúp tách mực in và dùng băng dính ra khỏi bột đẩy chúng lên trên bề mặt.

Bước 4: Nghiền giấy, tẩy màu và làm trắng giấy

Trong khi nghiền giấy, bột sẽ được nhồi và đập để làm xơ sợi bong lên xong, được lý tưởng cho việc xeo giấy. Nếu trong bột còn có nhiều xơ sợi lớn, bước nghiền sẽ giúp phân tách chúng tơi và sẽ tách biệt. Nếu có màu trong giấy thì các hóa chất tẩy mà sẽ giấy loại bỏ chúng.

Dùng bột để tẩy trắng với các hóa chất chlorine dioxide, hydrogen peroxide hay oxygen để chúng trở nên trắng và sáng hơn. Đối với các loại giấy màu nâu trong công nghiệp như bìa carton thì không cần công đoạn tẩy trắng này.

Bước 5: Xeo giấy

Bước cuối cùng cũng là khâu quan trọng nhất trong quy trình tái chế giấy phế liệu. Bột sẽ được đem trộn cùng với nước, sử dụng cùng với khuôn lưới chao hỗn hợp nước và giấy sau đó lắc nhẹ để thoát hơi nước. Lúc này các kĩ sư sẽ  có được bột giấy đọng lại trên các màng lưới. Bột giấy sẽ được di chuyển nhanh qua một loại các trục ép và có bọc bạt giúp vắt nước ra được nhiều hơn trước khi đem phơi.

Sơ đồ quy trình sản xuất giấy

Sơ đồ quy trình sản xuất giấy

Quy trình sản xuất ống hút giấy

Bước 1: 

Cắt giấy kraft theo kích thước được đinh trước. Máy rạch sẽ cắt đúng kích cỡ thành các cuộn giấy nguyên liệu bước tiếp theo.

Bước 2:

In màu, hoạ tiết lên giấy (trong trường hợp sản xuất ống hút màu). Dùng màu thực phẩm để in lên cuộn giấy được cắt ở bước 1. Các cuộn giấy được in đúng với định vị, đúng hình ảnh theo đúng thiết kế được khách hàng yêu cầu.

Bước 3:

Làm giấy rơm. Có thể hiểu đơn giản đây là bước làm phôi ống hút. Mỗi ống hút giấy được làm từ 3 đến 4 lớp, các lớp được dán với nhau bằng keo thực phẩm. Ống hút giấy muốn kéo dài thời gian sử dụng sẽ được cán 2 lớp màng là men thực phẩm. Máy làm giấy rơm chịu trách nhiệm tạo hình ống hút ở bước này.

Bước 4: 

Sau khi tạo hình, ống hút được sấy khô bằng máy sấy UV. Máy sấy có công dụng làm cho ống hút giấy kết dính tốt hơn. Khô hơn và khử trùng để đảm bảo an toàn sử dụng.

Bước 5:

Đóng gói ống hút giấy theo nhu cầu của khách hàng để cung cấp ra thị trường.

Sản xuất ống hút giấy

0912 01 92 99