Vấn nạn giấy vệ sinh giấy ăn không rõ nguồn gốc hãy đến với Cường Thịnh

Muốn loại gì cũng có, cứ về tìm hiểu và chụp ảnh xem hiện các cửa hàng trên thị trường đang bán loại nào chạy, gửi qua, nhà chị làm được hết. Bỉm và băng vệ sinh trước đây nhà chị có làm, nhưng giờ thôi…

Phong Khê (TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng với nghề tái chế và sản xuất giấy, với hơn 200  cơ sở sản xuất và tái chế giấy đang hoạt động.  Mỗi năm làng nghề này sản xuất ra khoảng vài trăm nghìn tấn giấy, tạo ra sinh kế cho hàng ngàn lao động và đem lại nguồn thu lớn cho địa phương.  Thế nhưng, có một thực trạng đáng lo ngại tại đây đó là việc sản xuất các sản phẩm giấy vệ sinh, giấy ăn một cách ồ ạt và “bát nháo” khiến cho người tiêu dùng  không khỏi băn khoăn và đặt dấu hỏi về chất lượng của những sản phẩm giấy có nguồn gốc xuất xứ Phong Khê, nhưng lại được gắn nhãn, mác các thương hiệu ở nơi khác, thậm chí là nước ngoài.

“Dây truyền” sản xuất giấy tại một cơ sở tại Phong Khê.

Băng vệ sinh, giấy, bỉm “không rõ nguồn gốc”

Lần theo thông tin “tiết lộ” của các bà chuyên buôn chuyến giấy (gồm giấy vệ sinh, giấy ăn, bỉm, băng vệ sinh…),  tôi tìm về làng giấy Phong Khê để tận mục sở thị và kiểm chứng thông tin rằng “muốn mua giấy vệ sinh, giấy ăn, bỉm, băng vệ sinh các loại mà giá rẻ thì về Phong Khê mà lấy,  ở đó loại nào cũng có, đa dạng về mặt hàng và giá tiền…”.

Quả đúng như thông tin “chia sẻ” của các bà, chỉ mới vừa “thò mặt” tới đầu làng đã có khá nhiều cửa hàng, biển hiệu, bày bán, chào mời các sản phẩm về giấy ăn, giấy vệ sinh, bỉm và băng vệ sinh các loại…

Tại đây có rất nhiều sản phẩm về giấy vệ sinh, giấy ăn của các thương hiệu nước ngoài và trong nước

Trong vai người đi tìm mối để “ăn hàng”, do mới mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ, tôi đã được chủ một cơ sở chuyên sản xuất và cung cấp (bán buôn, bán lẻ) giấy, phôi vệ sinh, giấy vệ sinh công nghiệp, khăn ăn, khăn rút, bỉm các loại cho vào thăm quan một vòng quanh kho hàng của gia đình nhà mình.

Theo quan sát của tôi, tại kho hàng này có rất nhiều các mặt hàng từ giấy ăn, giấy vệ sinh, băng vệ sinh  và bỉm…Các mặt hàng ở đây khá phong phú từ sản phẩm bình dân rẻ tiền, đến những sản phẩm cao cấp đắt tiền. Không chỉ có những mặt hàng đến từ các đơn vị – thương hiệu trong nước, mà còn có cả các mặt hàng sản xuất theo công nghệ tiên tiến của nước ngoài, cụ thể như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Thấy tôi có vẻ loay hoay, vì chưa biết chọn mặt hàng nào, chủ cơ sở chủ động tư vấn rằng, cứ về tìm hiểu thị trường xung quanh, các cửa hàng gần đó xem họ đang bán mặt hàng nào, mặt hàng nào tiêu thụ tốt, đắt hàng thì chụp ảnh, gửi qua “nhà chị” đều làm được hết.

Khi được hỏi về bỉm trẻ em và băng vệ sinh phụ nữ, chủ cơ sở này có vẻ thận trọng hơn và nói rằng trước đây nhà có làm, nhưng hiện tại thì không còn sản xuất nữa. Các loại bỉm, băng vệ sinh đang có trong kho hàng này đều là hàng nhập từ nơi khác về bán.

Cũng theo chủ cơ sở này, toàn bộ các sản phẩm ở đây đều sản xuất và đóng gói theo đơn đặt hàng. Theo đó, khách hàng ở mọi nơi chỉ cần gửi thông tin, hình ảnh về mặt hàng nào đang bán chạy trên thị trường hiện nay, cơ sở sẽ đáp ứng ngay theo đúng yêu cầu. Chỉ tay về lô hàng mà các “công nhân” đang đóng gói, chủ cơ sở này cho biết, đó là hàng sản xuất theo đơn của khách tại Vinh.

Người lao động đang đóng gói các sản phẩm giấy vệ sinh
Sản phẩm giấy này đang được cơ sở sản xuất theo đơn của khách. Giá xuất xưởng là 16.000đ/bịch. Trên nhãn mác của sản phẩm này thì nó được sản xuất tại một nhà máy ở phường Chương Dương, Hoàn Kiếm Hà Nội.

Liệu có đảm bảo chất lượng ?

Với mong muốn tìm hiểu thêm về dây truyền sản xuất các sản phẩm giấy ở đây, nhưng tôi không thể tiếp cận được với bất cứ một cơ sở nào. Các cơ sở sản xuất ở đây đều rất cảnh giác với người lạ. Vì thế, tôi đành phải quay ra thăm dò tại các đại lý chuyên bày bán và giới thiệu các sản phẩm giấy của làng nghề. Tại các đại lý ở đây, bày bán đủ mọi mặt hàng về giấy, với nhiều chủng loại, mẫu mã. Có những sản phẩm ghi rõ xuất xứ từ các doanh nghiệp tại Phong Khê, nhưng có khá nhiều sản phẩm lại đến từ các doanh nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…

Giấy ăn mang nhãn hiệu VietnamAirlines này theo thông tin trên bao bì sản phẩm được sản xuất tại Long Biên, Hà Nội. Nhưng trên thực tế lại được sản xuất “nhan nhản” tại Phong Khê.

Bỉm cho trẻ em được bày bán tại đây chủ yếu loại bỉm rời, giá cả thì mỗi cửa hàng lại có mức giá bán khác nhau. Giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn giấy…cũng vậy, đủ chủng loại và các mức giá. Giấy ăn tại đây chủ yếu được bán theo cân (kg), mua số lượng nhiều sẽ được giá “hữu nghị”. Các sản phẩm giấy mang nhãn hiệu VietnamAirlines được ưa chuộng nhất. Các bà đi buôn chuyến và các đại lý nhỏ lẻ thường mua kg để được giá rẻ. Giấy vệ sinh thì có rất nhiều loại, từ những sản phẩm trong nước, đến những sản phẩm được cho là sản xuất theo công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc, Nhật Bản….Tùy từng địa phương mà có mức tiêu thụ sản phẩm khác nhau, vì thế theo lời khuyên của các chủ đại lý này muốn bán được hàng thì cần tìm hiểu xem xung quanh họ đang bán cái gì thì nhập cái đó. Hàng đã nhập rồi thì miễn trả lại….

Có một điểm chung tại các đại lý này là khi được hỏi đến bỉm và giấy vệ sinh họ đều lắc đầu và nói ở làng hiện nay không còn sản xuất, hàng bày bán là hàng nhập từ nơi khác về. Nhưng khi hỏi “nơi khác đó ở đâu?” thì tất cả các đại lý mà tôi tiếp cận đều không trả lời rõ từ đâu.  Có chủ đại lý thì nói thẳng, hỏi làm gì. Mình chỉ cần tập trung vào bán là được…

Không hiếm để bắt gặp những sản phẩm được sản xuất theo thương hiệu của Nhật Bản, Hàn Quốc tại đây.

Cứ như lời của chủ đại lý trên, những người kinh doanh chỉ cần tập trung vào bán được hàng là được, còn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa ở đâu không cần biết thì quả thực đáng lo ngại. Nếu vậy thì người tiêu dùng biết tin vào ai khi mà chúng ta thấy hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường. Cá nhân người viết bài cũng không rõ chất lượng của những sản phẩm giấy tại đây ra sao. Nhưng việc “nhập nhèm” về nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ như ở đây rõ ràng là điều “không bình thường”.

Bên Bên ngoài một cơ sở sản xuất giấy tại Phong Khê

Trong khi đó, ngay trên wedsite của Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh có bài viết Làng nghề sản xuất giấy tái chế: Nước thải công nghiệp giấy và bột giấy, có chỉ rõ rằng phần lớn các doanh nghiệp sản xuất giấy tại Bắc Ninh nói chung và Phong Khê nói riêng đều không có khả năng đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ mới. Hiện nay, các doanh nghiệp đều đang áp dụng nghệ seo giấy truyền thống, quy trình sản xuất sản phẩm bị cắt giảm, thiết bị không đồng bộ,…Chính sự không đồng bộ này đã và đang là nguyên nhân dẫn đến hậu quả về ô nhiễm môi trường sống của chính làng nghề. Và câu hỏi được đặt ra là liệu với công nghệ “lạc hậu” và kém đồng bộ như thế thì các sản phẩm về giấy của Phong Khê, nhất là các mặt hàng giấy vệ sinh, giấy ăn, có đảm bảo chất lượng cũng như an toàn với người tiêu dùng? Đó là điều mà dư luận băn khoăn.

0912 01 92 99